Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

Moonwalking with Einstein ( Chương II )

Chương hai: kẻ nhớ quá nhiều 


Tháng Năm 1928, nhà báo trẻ S bước vào văn phòng của nhà tâm lý học thần kinh người Nga A.R. Luria và nhã nhặn đề nghị được kiểm tra trí nhớ. Anh được sếp cử đến, ông ta là biên tập của tờ báo nơi anh làm việc. Mỗi sáng, tại cuộc họp giao ban hàng ngày, ông sếp phân phát nhiệm vụ trong ngày cho đám phóng viên bằng hàng tràng liên thanh đầy những sự kiện, đầu mối liên lạc, các địa chỉ họ cần để viết bài. Tất cả đều cắm cúi ghi chép tràng giang đại hải, trừ một người. S chỉ quan sát lắng nghe.
Một buổi sáng, phát ngấy với sự thờ ơ rành rành của anh phóng viên nọ, ông biên tập mới kêu S đến để giảng cho anh một bài về sự cần thiết phải nghiêm túc trong công việc. Anh nghĩ mọi thông tin biên tập nói ra buổi sáng chỉ bởi người nói thích tự nghe giọng mình sao? Anh nghĩ mình thể viết bài không cần đầu mối cấp tin sao? Rồi thì anh có thể liên hệ với mọi người bằng phép ngoại cảm, không cần đến địa chỉ của họ đấy hẳn? Nếu muốn tương lai trong giới báo chí thì tốt hơn phải bắt đầu tập trung ghi chép đi, ông biên tập bảo anh thế.
S cứ ngây người nhìn ông biên tập suốt cuộc quát tháo chờ ông ta tuôn cho hết. Rồi anh bình tĩnh nhắc lại chi tiết của cuộc họp buổi sáng hôm đó, từng từ một. Ông biên tập ngã ngửa người ra. Ông không biết phải nói gì. Nhưng sau này S kể, chính anh còn cảm thấy sốc hơn. Cho đến giây phút đó anh luôn cho rằng việc con người ta nhớ tất tật mọi thứ là chuyện hết sức bình thường.

Khi đến văn phòng của Luria, S vẫn hoài nghi về sự độc đáo của mình. “Anh ta không nhận thấy điều gì khác biệt ở bản thân, và không thể hình dung được ràng trí nhớ của anh khác với những người khác,” nhà tâm lý học nhớ lại, ông đã cho anh ta làm nhiều bài kiểm tra để đánh giá sức nhớ của anh. Đầu tiên, Luria đề nghị S ghi nhớ danh sách những chữ số, và ngạc nhiên lắng nghe đối tượng nhút nhát của mình nhắc lại đúng bảy mươi con số, hết xuôi chiều rồi đến ngược chiều. “Dù tôi có đưa cho anh ta các chuỗi ký tự là những từ có nghĩa hay không nghĩa, chữ số hay âm tiết, được thể hiện qua lời nói hay viết,” Luria nói. “Điều duy nhất anh ta cần ba-đến-bốn giây ngắt quãng giữa các chuỗi tự, anh ta không gặp chút khó khăn nào để nhắc lại đúng những tôi đã đưa ra.” Luria cho S thử hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác, vẫn chỉ duy nhất một kết quả: thật khó mà bắt bí được anh ta. “Là người trực tiếp làm thí nghiệm cho anh ta, chẳng bao lâu tôi bắt đầu thấy bối rối cực độ,” Luria nhớ lại. “Đơn giản là tôi phải thừa nhận rằng... tôi không thể thực hiện điều người ta nghĩ nhiệm vụ đơn giản nhất một nhà tâm học thể làm: đo năng lực trí nhớ của một nhân.”
Luria tiếp tục nghiên cứu S trong ba mươi năm tiếp theo, và cuối cùng viết hẳn một cuốn sách về anh, Trí óc của một chuyên gia trí nhớ: Cuốn sách nhỏ về một bộ nhớ mênh mông (The mind of a Mnemonist: A little book about a vast memory), đây là một trong những tác phẩm kinh điển nhất về các hiện tượng tâm dị thường. S thể ghi nhớ những công thức toán phức tạp mà không cần phải biết gì về toán, nhớ bài thơ tiếng Ý mà không cần nói được tiếng Ý, kể cả những câu rất phức tạp. Anh không chỉ nhớ được những tài liệu rất dài, đặc biệt hơn, dường như trí nhớ của anh không bao giờ suy giảm.
Với người bình thường, trí nhớ dần sa sút theo thời gian, hiện tượng này gọi là “đường cong lãng quên.” Từ thời điểm bạn nắm được một thông tin mới, “độ bám giữ” thông tin


đó trong trí nhớ của bạn bắt đầu “lơi” dần ra, cho đến khi cuối cùng để nó “tuột đi” hẳn. Trong những thập niên cuối của thế kỷ mười chín, nhà tâm lý học người Đức Hermann Ebbinghaus bắt đầu định lượng quá trình quên lãng không thể chặn đứng được này. Để hiểu trí nhớ suy giảm theo thời gian như thế nào, ông mất nhiều năm để nhớ 2.300 âm tiết nghĩa cấu tạo bằng ba tự như GUF, LER, NOK. Vào những khoảng thời gian nhất định, ông tự kiểm tra xem có bao nhiêu âm tiết ông đã quên, và trí nhớ giữ lại được bao nhiêu. Khi vẽ kết quả lên đồ thị, ông một đường cong trông như thế này:

thực hiện thí nghiệm này với bản thân bao nhiêu lần, kết quả về đại thể vẫn luôn như nhau: Sau một tiếng kể từ khi học một loạt những âm tiết nghĩa, hơn phân nửa số đó sẽ bị quên. Sau ngày đầu tiên, mười phần trăm nữa biến mất. Sau một tháng, mười bốn phần trăm nữa. Sau đó, những còn đọng lại trong trí nhớ ít nhiều ổn định - chúng được củng cố trong trí nhớ dài hạn - tốc độ lãng quên giảm xuống rất chậm.

Trí nhớ của S dường như không tuân theo đường cong lãng quên này. Dù người ta có yêu cầu anh nhớ nhiều bao nhiêu, hay đã qua bao lâu - có khi đến tận mười sáu năm sau - thì anh vẫn luôn có thể đọc lại những tài liệu đó với sự chính xác như thể vừa mới đọc xong. “Anh ta sẽ ngồi xuống, mắt nhắm lại, yên lặng một lúc rồi bắt đầu: “Vâng, vâng... đây là chuỗi tự ông đã cho tôi xem khi chúng ta nhà ông... lúc đó ông đang ngồi bàn... ông mặc bộ vét màu xám... rồi cứ thế anh ta thuật lại chính xác như thể tôi vừa cho anh ta đọc ở buổi trước,” Luria viết.
Theo lời kể truyền cảm trong của Luria, đôi khi S hiện ra như một du khách đến từ hành tinh khác, còn trong biên niên ký ngành tâm lý học bất thường, trường hợp của anh ta


được xem hoàn toàn độc đáo. Nhưng khi bắt tay vào luyện trí nhớ, tôi nhận ra một cách giải thích khác thú vị hơn về câu chuyện của S: rằng trường hợp như S cực kỳ hiếm hoi, nhưng những người bình thường với bộ não yếu đuối, dễ quên như chúng ta vẫn nhiều khả năng học theo anh ta. Quả thật, những kỹ năng lạ thường của anh ta thể đang ngủ yên đâu đó trong tất cả chúng ta.
Sau khi hoàn tất bài tường thuật về cuộc thi đã đưa tôi đến New York, theo trình tự làm báo thông thường tôi sẽ quay về nhà, viết một bài ngắn, và chuyển sang đề tài khác. Nhưng lần này thì không thế. Thay bắt tàu về Washington, tôi lại thấy mình đứng ở cuối một khán đài khác - lần này là một trường trung học công ở khu Upper East Side thuộc Manhattan, nơi Ed Cooke sẽ dạy một lớp gồm các học sinh mười sáu tuổi phương pháp sử dụng kỹ thuật ghi nhớ để vượt qua các kỳ thi. Tôi đã hủy kế hoạch của mình ngày hôm đó bám theo bởi anh ta đã hứa nếu tôi đi cùng anh ta đủ lâu, thì anh ta sẽ giải thích chi tiết cho tôi làm thế nào anh ta Lukas đã tự học ghi nhớ được như S. Trước khi tìm hiểu những quyết sâu kín như vậy cũng nên một vài nền tảng căn bản đã. Ed muốn cho tôi các học sinh thấy rằng trí nhớ của chúng ta vốn đã phi thường rồi - ít nhất là khi học những loại thông tin nhất định. Để chứng minh, anh ta mang theo bài kiểm tra trí nhớ tên “nhận diện hình đúng giữa hai hình”.

Sau khi tự giới thiệu với các học sinh bằng vài câu tự giễu kiểu, “Tôi đến từ nước Anh, nơi người ta thích dành thời gian để ghi nhớ thay vì phát triển đời sống xã hội toàn vẹn,” anh ta chứng minh khả năng ghi nhớ của mình bằng cách học thuộc một số có bảy mươi chữ số trong hơn một phút (nhanh hơn gấp ba lần so với thời gian S cần để thực hiện việc tương đương), rồi ngay sau đó cho tôi các học sinh làm luôn bài kiểm tra trí nhớ.

“Tôi sẽ cho các bạn xem một chùm các bức tranh, tôi sẽ chiếu rất, rất nhanh,” anh ta tuyên bố, cố nhấn giọng trước đám thiếu niên ồn ào. “Tôi muốn các bạn gắng nhớ càng nhiều càng tốt.” Anh ta nhấn một nút trên điều khiển, đèn trần mờ đi. Một chuỗi hình ảnh bắt đầu chạy vụt qua màn hình máy chiếu trước phòng, mỗi hình chỉ lưu lại chưa đầy nửa giây. một hình Muhammad Ali đang đứng trong hân hoan chiến thắng trước Sonny Liston. Rồi một hình những thanh tạ. Rồi dấu chân Neil Armstrong trên mặt trăng. Rồi bìa cuốn sách Phả hệ của đạo đức (On the Genealogy of Morals) của Friedrich Nietzsche. một bông hồng đỏ.

Có ba mươi tấm hình như vậy, mỗi hình hiện ra và biến mất nhanh đến nỗi chúng tôi không dám chắc thể nhớ được hình nào không, đừng nói đến tất cả. Nhưng tôi ráng hết mức để bắt vài chi tiết từ mỗi hình ghi chú lại trong đầu. Sau tấm cuối cùng, hình một con dê, bức tường trắng trơn đèn sáng trở lại.

“Giờ, các bạn nghĩ mình có thể nhớ được tất cả tấm hình đó không?” Ed hỏi chúng tôi.

Một ngồi ngay trước tôi kêu lên đầy mỉa mai, “Không đời nào!” gây tiếng cười khúc khích cho đám bạn.

“Nói hay lắm!” Ed reo lên đáp trả, rồi nhìn xuống đồng hồ xem giờ. Tất nhiên, điểm chính yếu của bài tập này - còn thể khác nữa đây - chúng tôi sẽ thể nhớ tất cả những hình đó. Cũng như ngồi đằng trước, tôi thấy thật khó tin nổi.

Sau khi chờ ba mươi phút để đường cong lãng quên làm cái việc không thể tránh khỏi là xóa sổ những hình ảnh chúng tôi được nhìn chớp nhoáng kia, Ed đưa ra một loạt hình mới. Lần này, hai tấm hình trên màn ảnh. Một tấm hình chúng tôi đã nhìn lúc trước


tấm kia chúng tôi chưa nhìn thấy: Muhammad Ali bên trái viên thuốc Alka-Seltzer đang sủi bọt xèo bên phải.
Anh ta đề nghị chúng tôi chỉ tấm hình đã được xem. Quá dễ. Chúng tôi đều biết mình đã thấy Muhammad Ali chứ không phải những viên thuốc Alka-Seltzer. “Các bạn không bất ngờ là mình lại nhớ dễ dàng vậy sao?” Ed hỏi, trước khi chuyển sang hình khác: một con nai bên trái, và cuốn sách Nietzsche bên phải.

Tất cả chúng tôi cũng đều biết hình đúng. Anh ta đi hết ba mươi tấm hình, và mọi người trong phòng đều nhận ra hình nào nằm trong số những bức ảnh mà chúng tôi đã xem trước đó. “Và đây mới là thứ làm say lòng người,” Ed nói, đi qua đi lại trông rất ra dáng trước khán phòng lót vải sơn. “Chúng ta thể làm thế này với cả chục ngàn tấm hình, và các bạn thể thực hiện gần như chẳng kém gì. Trí nhớ của các bạn đối với hình ảnh tốt như vậy đấy.” Anh ta nhắc đến những thí nghiệm thường được trích dẫn, thực hiện vào những năm 1970, khi đó người ta cũng sử dụng chính bài kiểm tra nhận dạng hình ảnh mà chúng tôi đã làm nhưng thay vì ba mươi hình, các nhà nghiên cứu yêu cầu đối tượng nhớ mười ngàn hình. (Phải mất đúng một tuần mới làm xong kiểm tra.) Như vậy trí óc buộc phải ghi dấu rất nhiều hình ảnh, mà, nhất là chỉ được nhìn mỗi hình một lần. Vậy mà, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mọi người có thể nhớ đến hơn 80 phần trăm những họ đã nhìn. Trong một nghiên cứu gần đây hơn, bài kiểm tra như vậy cũng được thực hiện với 2.300 hình ảnh, nhưng thay vì đề nghị mọi người chọn hình một trong hai hình là Muhammad Ali hay viên thuốc sủi bọt Alka-Seltzer (một lựa chọn dễ dàng, dù Cassius Clay (tên khai sinh của Muhammad Ali) sôi sục đến thế nào, họ phải chọn giữa những hình ảnh gần như giống hệt nhau: một xấp những tờ năm đô la và một xấp những tờ một đô la; xe điện màu xanh và xe điện màu đỏ, tạ tay cầm nhỏ và tạ tay cầm to. Thậm chí khi hai hình ảnh chỉ có một chi tiết khác biệt nho nhỏ, mọi người vẫn nhớ được hình đúng chính xác đến 90 phần trăm.
Những con số đó quả thật đáng kinh ngạc, nhưng tôi nhận ra rốt cục chúng chỉ lượng hóa một điều tôi đã biết nhờ bản năng: trí nhớ của chúng ta làm việc hiệu quả kinh hồn. Trong tất cả những kêu ca về khiếm khuyết trí nhớ - nào để chìa khóa không đúng chỗ, quên tên người này người khác, nhiều việc nói sắp ra miệng rồi tự nhiên lại quên - thì khiếm khuyết lớn nhất lẽ là: ta quên mất rằng thật ra mình chẳng mấy khi quên.

“Đây điều kỳ diệu nhất về bài kiểm tra tôi vừa làm với các bạn,” Ed tuyên bố. “Sau mấy năm nữa, nếu ta thực hiện lại bài kiểm tra này và hỏi các bạn bức hình nào bạn đã thấy từ trước, thường bạn sẽ vẫn chỉ ra được bức hình đúng. Đâu đó trong đầu bạn vẫn còn lưu dấu về mọi thứ bạn từng nhìn thấy.”

Nhận định khá táo bạo vẻ đáng ngờ, tôi muốn tìm hiểu thêm nữa. Chính xác là trí nhớ của chúng ta tốt đến mức nào? Tôi tự hỏi. Lẽ nào chúng ta khả năng nhớ tất cả chăng?

Ý niệm rằng bộ não không thực sự quên điều chắc chắn đã hàm ẩn trong cách chúng ta nói về trí nhớ. Những ẩn dụ chúng ta thường dùng để tả trí nhớ - tấm hình, máy ghi âm, gương, máy tính - tất cả đều gợi sự chính xác của máy móc, như thể trí óc một kẻ sao chép tỉ mỉ những trải nghiệm. Thực ra, mãi đến gần đây tôi mới biết hầu hết các nhà tâm học đều ngờ rằng bộ não chúng ta thực sự chức năng một cái máy ghi hoàn hảo - rằng những ký ức cả một đời người được lưu đâu đó trong bộ não, và nếu chúng không thể được tìm thấy thì không phải chúng đã biến mất, bởi chúng ta đặt chúng nhầm chỗ. Trong một bài báo thường được trích dẫn, xuất bản năm 1980, nhà tâm học


Elizabeth Loftus thăm dò các đồng nghiệp và phát hiện ra rằng 84 phần trăm trong số họ đồng ý với nhận định này: “Mọi thứ chúng ta học được được lưu trữ vĩnh viễn trong bộ não, mặc dù đôi khi ta không tiếp cận được một số chi tiết cụ thể. Nhờ thuật thôi miên, hay những kỹ thuật đặc biệt khác, những chi tiết không thể tiếp cận được đó cuối cùng có thể khôi phục lại.

Loftus còn viết rằng niềm tin này xuất phát từ một loạt thí nghiệm được một nhà giải phẫu thần kinh tên Wilder Penfield thực hiện từ những năm 1934 đến 1934. Penfield dùng các cực dò điện kích thích bộ não những bệnh nhân động kinh trong khi họ nằm tỉnh táo trên bàn mổ, bộ não lộ ra. Ông đang cố xác định nguồn của cơn động kinh để tìm cách chữa trị, rồi ông phát hiện ra rằng khi những đầu cực điện chạm vào những phần nhất định của thùy thái dương, điều bất ngờ xảy ra. Các bệnh nhân bắt đầu tả lại rõ ràng những ức lãng quên từ lâu. Khi ông chạm lại cùng điểm đó, ông thường nghe được cùng một ức. Dựa trên những thí nghiệm này, Penfield tin rằng bộ não ghi lại mọi thứ nó tiếp nhận mọi mức độ tập trung ý thức khác nhau, việc ghi lại này vĩnh viễn.

Nhà tâm lý học người Hà Lan, Willem Wagenaar cũng tin như vậy. Từ năm 1978 đến 1984, mỗi ngày ông ghi vào nhật một hoặc hai sự kiện đáng nhớ nhất xảy ra hôm ấy. Với mỗi sự kiện, ông ghi lại điều đã xảy ra, ai liên quan, nơi xảy ra, thời điểm - mỗi sự kiện trên một tấm thẻ khác nhau. Trong năm 1984, ông bắt đầu tự kiểm tra để xem liệu mình thể nhớ được bao nhiêu trong sáu năm đó. Ông sẽ rút ra ngẫu nhiên một tấm thẻ xem mình nhớ về sự kiện trong ngày đó không. Ông thấy rằng mình thể nhớ gần như mọi thứ xảy ra - đặc biệt những sự kiện gần đây - với chỉ một vài đầu mối gợi ý. Nhưng khoảng 20 phần trăm những ức nhất dường như hoàn toàn biến mất. Những sự kiện này được tả trong nhật của ông bỗng trở nên hoàn toàn xa lạ, như thể chúng xảy ra với một ai đó khác.
Nhưng những ức đó thực sự mất đi không? Wagenaar không tin như vậy. Ông quyết định nhìn lại mười sự kiện ông tin mình đã hoàn toàn quên, trong đó đề cập đến sự hiện diện của người khác. Ông tìm gặp những người đó hỏi họ về những chi tiết thể giúp ông nhớ lại những ức đã mất. Trong mỗi trường hợp, khi được khơi gợi đúng mức, có người sẽ cung cấp được một chi tiết giúp Wagenaar khôi phục lại phần ức bị lấp. Không một ức nào của ông thực sự biến mất. Ông kết luận rằng “từ chuyện này người ta không thể nói sự kiện nào bị lãng quên hoàn toàn.”

Dầu vậy, trong ba thập niên qua, hầu hết các nhà tâm đã trở nên bớt lạc quan về chuyện chúng ta lưu giữ được ức đầy đủ về mọi chuyện trong quá khứ, chỉ còn chờ được đánh thức. Từ nghiên cứu của các nhà khoa học thần kinh, một vài ẩn về bản chất thực sự của trí nhớ đã bắt đầu hé lộ, và rõ ràng là việc các ký ức phai mờ dần và cuối cùng biến mất theo thời gian một hiện tượng sinh thực xảy ra trong bộ não cấp độ tế bào. hầu hết các nhà khoa học giờ đây đồng ý rằng những thí nghiệm của Penfield đã gọi ra những ảo giác - kiểu như cảm giác gặp cùng một trải nghiệm từng trước đây (dejà vu) hoặc một giấc hơn ức thực sự.
Tuy nhiên, sự tái xuất hiện đột ngột của những đoạn ức về chuyện trong quá khứ vốn đã bị lãng quên từ lâu cũng một trải nghiệm khá thường gặp, vẫn tồn tại quan điểm cho rằng chỉ cần một đầu mối hợp lý, chúng ta thể bằng cách nào đó hồi tưởng lại từng mẩu nhỏ thông tin đã đi vào bộ não. Thực sự, lẽ nhận thức sai lầm phổ biến nhất về trí nhớ con người - điều Ed thường cười nhạo - ấy một số người trí nhớ hình ảnh. Khi tôi căn vặn điều đó, anh ta giãi bày rằng khi đang ngủ giật mình choàng dậy, toát mồ hôi lạnh, chỉ sợ ngày nào đó một người trí nhớ hình ảnh đọc được trên báo chí tin về


Giải địch Trí nhớ Thế giới liền xuất hiện hạ anh ta lẫn tất thảy đồng nghiệp. Anh ta yên tâm khi biết hầu hết các nhà khoa học đều nhất trí chuyện này không thể xảy ra. Cho dù nhiều người tự nhận có trí-nhớ-hình-ảnh, thì không có bằng chứng nào cho thấy có người thực sự lưu giữ được những pô-ảnh-chụp-bằng-tâm-trí nhớ lại với sự chính xác hoàn hảo. Thực ra, chỉ duy nhất một trường hợp trí nhớ hình ảnh từng được tả trong các tài liệu khoa học.
Năm 1970, một nhà khoa học thị giác Harvard tên Charles Stromeyer III đã đăng trên Nature, một trong những tạp chí khoa học uy tín nhất thế giới, trường hợp về một phụ nữ trẻ tên Elizabeth, sinh viên Harvard, người thể thực hiện một kỳ tích đáng kinh ngạc. Stromeyer cho mắt phải Elizabeth xem tấm hình có hàng chục ngàn dấu chấm ngẫu nhiên, và ngày hôm sau, cho mắt trái cô ấy xem một hình khác cũng gồm những dấu chấm. Kinh ngạc thay, Elizabeth có thể ghép hai hình ảnh này trong tâm trí, như thể chúng là một trong những “ảnh ảo” nhìn ra từ tấm hình toàn những chấm ngẫu nhiên, một trò chơi nổi lên thành mốt vào những năm 1990. Khi ghép chúng lại, sinh viên cho biết mình thấy một hình duy nhất - hình ảnh mới do hai hình chồng lên nhau. Dường như Elizabeth bằng chứng thuyết phục cho thấy trí nhớ hình ảnh khả năng tồn tại. Nhưng rồi, bất ngờ kịch tính như phim, Stromeyer kết hôn với cô, không bao giờ là đối tượng của thí nghiệm nào nữa.

Năm 1979, một nhà nghiên cứu khác là John Merritt đã quyết định xác thực những nhận định của Stromeyer. Ông đăng một bài trắc nghiệm trí nhớ hình ảnh trên các báo và tạp chí toàn quốc. gồm hai tấm hình với những điểm chấm ngẫu nhiên. Merritt hy vọng sẽ xuất hiện người có khả năng tương tự như Elizabeth và chứng minh rằng trường hợp của cô không phải là độc nhất. Ông ước tính có gần một triệu người cố thử làm trắc nghiệm này. Trong số đó, ba mươi người câu trả lời đúng, mười lăm người đồng ý để Merritt nghiên cứu. Nhưng khi làm trắc nghiệm dưới con mắt quan sát trực tiếp của các nhà khoa học, không ai đạt thành công như Elizabeth đã làm.
quá nhiều tình tiết bất ổn xung quanh trường hợp Elizabeth - cuộc hôn nhân giữa đối tượng nhà khoa học, thiếu các thí nghiệm kiểm chứng thêm, không thể tìm ra ai khác có khả năng như - từ đó các nhà khoa học kết luận rằng những phát hiện của Stromeyer có đó mờ ám. Ông ta phản bác. “Chúng tôi toàn toàn chắc chắn về các dữ liệu của mình,” ông ta nói với tôi qua điện thoại. Song ông thừa nhận, nghiên cứu của ông với chỉ một đối tượng nữ “không phải bằng chứng vững chắc chứng tỏ còn những người khác cũng có trí nhớ hình ảnh.”

Từ thuở nhỏ, tôi đã say mê những câu chuyện về những người Do Thái chính thống cực đoan thuộc toàn bộ 5.422 trang kinh sách Talmud Babylon, khi bạn lật giở bất kỳ trang nào trong sáu mươi ba cuốn kinh sách, họ thể kể ra những từ nào trên trang nào. Tôi luôn cho rằng những câu chuyện như vậy chỉ là một dạng truyền thuyết. Nhưng hóa ra, cũng như Atom Cường tráng, những chuyên gia kinh Talmud được xem là các vị thánh nhân Do Thái. Năm 1917, nhà tâm lý học George Stratton viết một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm học về một nhóm học giả kinh Talmud người Ba Lan, gọi Shass Pollak (theo nghĩa đen, “Gậy Talmud”), họ nổi tiếng vì trí nhớ chính xác. Nhưng như ông viết trong phần nhận định, dù nhóm Shass Pollak có trí nhớ ấn tượng như vậy nhưng “không ai nổi trội trong thê giới học giả.” Không phải trí nhớ hình ảnh giúp nhóm Shass Pollak, mà chính sự chuyên tâm học tập của họ. Nếu một người bình thường quyết tâm dành cả đời mình để ghi nhớ 5.422 trang chữ, thì cuối cùng anh ta cũng sẽ đạt thành quả khá tốt.
Nên nếu trí nhớ hình ảnh chỉ là một truyền thuyết, vậy nhà báo S người Nga thì sao? Nếu


anh ta không chụp các hình ảnh lại trong đầu, thì chính xác anh ta đã làm gì?

Trí nhớ kỳ lạ của S không chỉ một đặc điểm dị thường duy nhất về bộ não của anh. Anh cũng bị một dạng rối loạn giác quan hiếm gặp, gọi là chứng giác quan liên đới (synesthesia), khiến các giác quan của anh liên kết lại với nhau một cách kỳ quặc. Mỗi âm thanh S nghe đều mang một màu sắc riêng, hình thù riêng, và đôi khi mùi vị riêng, và nó kích thích “một hỗn họp cảm giác phức tạp.” Có những từ “trắng và mượt” những từ khác thì “có màu cam và sắc như mũi tên.” Giọng của đồng nghiệp Luria, nhà tâm lý học nổi tiếng Lev Vygotsky, “màu vàng dễ vỡ.” Giọng của nhà nhiếp ảnh Sergei Eisenstein giống như “một ngọn lửa với những sợi thời ra.”

Những từ ngữ làm vụt lên trong S sự tưởng tượng tâm trí. Khi bạn hay tôi nghe ai đó nhắc đến từ “con voi” hay đọc từ này trên một trang sách, chúng ta hiểu ngay rằng đó sự ám chỉ đến một loài vật to lớn, màu xám chân lớn cái vòi quá cỡ. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không thực sự dựng lên hình ảnh của một con voi trong đầu. Nếu muốn thì chúng ta vẫn thể gọi lên được, nhưng cần phải gắng một chút, trong quá trình trò chuyện hay đọc bình thường, việc này không cần thiết. Đó chính điều S làm với mỗi từ anh nghe được, một cách tự động ngay tức thì. Anh không thể cưỡng lại. “Khi tôi nghe từ xanh lục, thì một chậu hoa màu xanh xuất hiện; với từ đỏ, thì tôi thấy một người đàn ông mặc mi đỏ đang tiến lại gần tôi; với màu xanh dương, nghĩa một hình ảnh ai đó đang vẫy cờ màu xanh từ một ô cửa sổ,” anh bảo Luria. Bởi mỗi từ đều gợi đến hình ảnh tổng hợp đôi khi kèm theo cả mùi vị nữa - S như sống trong cơn ác mộng, tỉnh thức đó vẫn bị tách khỏi thực tại. Khi thế giới mở ra trước mắt anh, một thế giới khác của hình ảnh cũng nở rộ trong đầu anh.
Những hình ảnh này đã “chiếm cứ” tâm trí S mạnh đến nỗi nhiều lúc không thể phân biệt chúng với thực tại. “Quả thật, khó mà nói đối với anh ta cái gì là thực hơn: thế giới tưởng tượng anh ta sống, hay thế giới thực tại anh ta chỉ người khách vãng lai,” Luria viết, S chỉ cần tưởng tượng mình đang chạy theo một con tàu đã đủ khiến nhịp tim nhanh hơn, hay hình dung đưa bàn tay mình vào vi sóng nóng bỏng nhiệt độ thể tăng lên. Anh bảo thậm chí có thể giảm cơn đau bằng những hình ảnh: “Ví dụ, tôi đi khám nha sĩ... tôi ngồi đó và khi cơn đau bắt đầu, tôi cảm thấy nó... một sợi dây nhỏ, màu đỏ cam. Tôi bực mình vì biết nếu tiếp tục sợi dây sẽ to dần ra cho đến khi chuyển thành một khối đặc... Nên tôi cắt sợi dây, làm nó nhỏ dần nhỏ dần, cho đến khi chỉ là một điểm bé xíu. Rồi cơn đau biến mất.”

Và với S, thậm chí những con số cũng có cá tính riêng: “Cứ lấy số 1 làm ví dụ. Đó là một người đàn ông kiêu hãnh, vạm vỡ; số 2 một người phụ nữ can đảm; số 3 một người u sầu (tại sao, tôi chẳng biết); số 6, một người đàn ông bàn chân sưng tấy; số 7, một người đàn ông râu quai nón; số 8, một phụ nữ đậm người. Với số 87, điều tôi nhìn thấy một phụ nữ đẫy đà và một người đàn ông đang vân vê râu.” Chứng giác quan liên đới làm các con số trở nên sống động đối với S, nhưng mặt khác anh ta lại gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm trừu tượng và ẩn dụ. “Tôi chỉ có thể hiểu được những gì tôi hình dung ra,” anh giải thích. Những từ như “bất tận” và “không gì cả” nằm ngoài tầm hiểu biết của anh. “Lấy dụ từ điều đó. Với tôi, giống như một đám mây dày màu khói. Khi tôi nghe từ không gì cả, tôi cũng nhìn thấy một đám mây, nhưng mỏng hơn, hoàn toàn trong suốt. khi tôi cố nắm lấy một phần nhỏ của không cả này, thì tôi bắt được phần nhỏ bé nhất của không gì cả.” S không thể tư duy ẩn dụ hay trừu tượng. Một cụm từ như “cân nhắc từ ngữ” sẽ gợi hình ảnh những cái cân, chứ không phải sự thận trọng. Thơ ca thì anh hầu như không đọc nổi, trừ phi nó hoàn toàn nghĩa đen. Cả những câu chuyện giản đơn cũng thành khó hiểu, bởi anh sa lầy khi không cưỡng được cố hình ảnh hóa từng từ


hoặc bắt bộ não liên tưởng đến những hình ảnh, ký ức khác có liên quan.

Tất cả những ức của chúng ta, giống như của S, bị ràng buộc vào nhau theo một mạng lưới những liên kết. Đây không đơn thuần một ẩn dụ, một phản ánh về cấu trúc vật chất của bộ não. Cái khối chừng l,36kg này nằm cân đối trên cột sống, được hình thành từ đâu khoảng 100 tỉ tế bào thần kinh, mỗi tế bào thể tạo từ năm đến mười ngàn kết nối với các tế bào khác. Một ức, cấp độ sinh học bản nhất, một tổng hòa những kết nối giữa các tế bào thần kinh. Mỗi cảm giác chúng ta nhớ, mỗi suy nghĩ chúng ta nghĩ, đều làm biến chuyển bộ não bằng cách thay đổi những kết nối trong hệ thống mênh mông kia. Lúc bạn đọc đến cuối câu này, bộ não của bạn đang thay đổi về mặt vật chất.

Nếu nghĩ về từ “cà phê” khiến bạn nghĩ đến màu đen, bữa ăn sáng và vị đắng, đó là một chức năng của một tầng các xung động điện tử nhảy nhót quanh tuyến đường mòn có thực trong bộ não, thứ liên kết một nhóm tế bào thần kinh hóa khái niệm phê với các tế bào chứa những khái niệm màu đen, ăn sáng, vị đắng. Các nhà khoa học chỉ biết được đến đó. Nhưng chính xác làm thế nào một nhóm các tế bào thể “chứa” một ức thì vẫn một câu hỏi hóc búa nhất của ngành khoa học thần kinh.

những tiến bộ trong những thập niên gần đây, vẫn không ai thực sự nhìn thấy một ký ức trong não người. Những tiến bộ về công nghệ hình ảnh cho phép các nhà khoa học thần kinh hiểu được hình thế bản của bộ não, nghiên cứu tế bào thần kinh đã cho chúng ta hình dung ràng về điều xảy ra trong giữa các tế bào thần kinh, nhưng đến nay khoa học vẫn gần như không lấy một manh mối về hệ thống mạch điện trong vỏ não, lớp vỏ nhăn ngoài bộ não cho phép chúng ta hoạch định tương lai, làm phép chia trên giấy, làm thơ giữ hầu hết những ức của chúng ta. Khi nói đến hiểu biết về bộ não, chúng ta giống như kẻ ngồi trên máy bay nhìn xuống thành phố. Chúng ta thể nói đâu là khu công nghiệp, đâu khu dân cư, đâu sân bay, đâu các mạch giao thông chính, nơi bắt đầu ngoại ô. Chúng ta cũng biết, rất chi tiết, những đơn vị riêng lẻ của thành phố là gì (các công dân, trong ẩn dụ này tế bào thần kinh) trông như thế nào. Nhưng về đại thể, chúng ta không thể biết mọi người đi đâu khi họ đói, người ta làm để sống, hay hành trình hoạt động của một người cụ thể như thế nào. thể hiểu được bộ não góc cận cảnh từ xa. Còn điều nằm giữa đó - vấn đề ý nghĩ trí nhớ, ngôn ngữ của bộ não - vẫn một ẩn sâu kín.

Tuy nhiên, một điều ràng: bản chất liên kết phi tuyến tính của bộ não khiến chúng ta không thể tìm kiếm các ức một cách trật tự. Một ức chỉ nhảy trực tiếp vào nhận thức nếu được gọi ra bằng ý nghĩ nhận thức khác - một nốt ngẫu nhiên trong mạng lưới liên kết gần như tận. Nên khi một ức mất đi hay khi một cái tên “đã tới lưỡi mà không gọi ra nổi”, thì việc săn tìm sẽ gây nản lòng thường ích. Chúng ta phải mò mẫm trong bóng tối, với đèn pin trong tay, để tìm ra đầu mối thể dẫn chúng ta quay lại mẩu thông tin đang tìm kiếm - Tên ấy bất đầu bằng chữ L... ấy họa sĩ... Tôi gặp cô ấy tại bữa tiệc đó cách đây vài năm - cho đến khi một trong những ức kia gợi ra trong đầu ức ta đang tìm. À, đúng rồi, tên ấy Lisa! ức của chúng ta không theo một logic tuyến tính nào, chúng ta không thể tìm kiếm chúng theo thứ tự liên tục.
Nhưng S lại thể. ức của S một chế trật tự, như một cuốn sổ danh thiếp. Mỗi phần thông tin anh nhớ được gán cho một địa chỉ trong bộ não.

Giả sử tôi đề nghị bạn ghi nhớ danh sách những từ sau đây: bia, xe tải, trường học, giày, kịch, rác, dưa hấu. Bạn hẳn sẽ thể nhớ tất cả bảy từ đó, nhưng chưa chắc bạn nhớ được chúng theo trật tự. S lại không như vậy. Với S, mẩu thông tin đầu tiên trong danh sách


luôn, không bao giờ sai, được gắn chặt với mẩu thông tin thứ hai, nhất định theo sau đó mẩu thông tin thứ ba. anh ta học thuộc Thần Khúc của Dante hay những công thức toán học thì ức của anh ta luôn được lưu theo những chuỗi tuyến tính. Đó do anh ta thể đọc lại những bài thơ một cách dễ dàng theo chiều xuôi hay ngược.

S tổ chức các ức của mình rất chặt chẽ, bằng cách lập đồ chúng theo các cấu trúc và vị trí mà anh ta đã biết rất rõ. “Khi S đọc một chuỗi dài các từ, mỗi từ sẽ gợi ra một hình ảnh. Và do chuỗi này khá dài, anh ta phải tìm cách phân bổ những hình ảnh thành một chuỗi hoặc hàng trong đầu,” Luria viết. “Thường thì... anh ta sẽ “phân bổ” chúng dọc theo một con lộ hay tuyến đường anh ta đã hình dung ra trong tâm trí.”

Khi anh ta muốn đưa điều vào bộ nhớ, S chỉ cần làm một chuyến đi tưởng tượng dọc phố Gorky Moscow, hoặc nhà anh ta Torzhok, hay một nơi khác anh ta từng đến, đặt mỗi hình ảnh lại một điểm khác nhau trên đường đi. Một hình ảnh thể được đặt của một ngôi nhà, bức ảnh khác sẽ gần cột đèn, một bức khác trên cọc rào, bức khác trong một khu vườn, bức nữa trên khung của sổ. Tất cả những điều này xảy ra trong đầu anh ta một cách dễ dàng như thể anh ta đang đặt những vật thực dọc theo một con đường có thực. Nếu được đề nghị ghi nhớ những chữ đó - bia, xe tải, trường học, giày, kịch, rác, và dưa hấu - anh ta sẽ gợi ra hình ảnh liên quan đến mỗi từ, rải chúng dọc theo một trong các con đường trong tâm trí.
Khi S muốn nhớ lại thông tin vào một ngày, tháng, năm, hoặc một thập niên sau, anh ta chỉ cần đi ngược lại con đường nơi anh ta đã lưu giữ những ức đó, anh ta sẽ thấy mỗi hình ảnh ngay tại vị trí anh ta đặt chúng lúc ban đầu. Khi S quên điều gì đó, mà điều này rất hiếm hoi, “sự bỏ qua này... không tổn hại trí nhớ mà thực ra là tổn hại nhận thức,” Luria viết. dụ như, S quên từ “bút chì” trong danh sách dài những từ anh ta lẽ ra đã nhớ. Anh ta mô tả làm sao lại quên như thế này: “Tôi đặt tấm hình bút chì gần một hàng rào... hàng rào ở dưới phố, ông biết đấy. Chuyện là tấm hình đó lại bị lồng vào hình ảnh hàng rào, và tôi bước qua mà không nhận ra điều đó.” Một trường hợp khác, anh ta quên từ “trứng.”

“Tôi đã đặt nó trên một bức tường trắng và nó bị lẫn vào nền tường,” anh ta giải thích.

Trí nhớ của S như một con quái vật nuốt tất cả mọi thứ được nhồi vào không hề phân biệt, và không biết nhả ra những mẩu thông tin tầm thường chẳng đáng giữ lại. Thách thức lớn nhất S phải đối mặt là học được điều Luria gọi là “thuật lãng quên.” Những hình ảnh phong phú mà mỗi cảm xúc tạo ra bám dai dẳng lại trong đầu một cách khó chịu. Anh ta đã thử các kỹ thuật khác nhau để xóa chúng khỏi đầu mình. Anh ta thử viết lên giấy, với hy vọng sẽ không còn cảm thấy cần nhớ chúng nữa. Khi điều đó không tác dụng, anh ta thử đốt những mẩu giấy đi, nhưng anh ta vẫn thể thấy những con số lởn vởn trong đám tro tàn. Cuối cùng, anh ta chợt đốn ngộ. Vào một đêm, khi cảm thấy khó chịu vì một biểu chữ số trước đó đã nhớ, anh ta tìm ra quyết lãng quên. Anh ta chỉ cần thuyết phục mình rằng thông tin anh ta muốn quên là vô nghĩa. “Nếu tôi không muốn biểu đồ đó xuất hiện, nó sẽ không xuất hiện,” anh ta kêu lên. “Tôi chỉ cần nhận ra điều này được!”
người hẳn sẽ cho rằng với bộ nhớ hấp thụ như vậy S sẽ trở thành một nhà báo xuất sắc. Tôi tưởng tượng nếu tôi thể nhớ không cần ghi chép lại, cần sẵn trên tay mọi sự việc tôi đã tiêu hóa, thì tôi làm công việc của mình tốt hơn rất nhiều. Tôi sẽ giỏi hơn trong tất cả mọi việc.

Nhưng về mặt nghề nghiệp S lại là một thất bại. Nghiệp báo của anh ta chẳng kéo dài được


lâu anh không bao giờ thể giữ một công việc ổn định. Theo nhận định của Luria, anh “như một người không bến neo đậu, sống với kỳ vọng rằng bất kỳ lúc nào cũng sẽ một điều đặc biệt tốt đẹp xảy đến với mình.” Cuối cùng, tình trạng của anh khiến anh chẳng làm được việc gì ngoài một diễn viên sân khấu, một thứ của hiếm trên sàn kịch như như hình tượng chuyên gia trí nhớ trong phim The 39 Steps của Alfred Hitchcock. Người trí nhớ tốt nhất thế giới đã ghi nhớ quá nhiều.

Trong cuốn truyện ngắn của mình Funes, kẻ ghi nhớ; Jorge Luis Borges tả một phiên bản tưởng tượng của S, một người trí nhớ bất hoại đồng thời người mắc khuyết tật không khả năng quên. Anh ta không thể phân biệt giữa điều tầm thường điều quan trọng. Nhân vật Funes của Borges không biết sắp xếp ưu tiên, không thể khái quát hóa. Anh ta “gần như không thể ý nghĩ tổng quát, trừu tượng.” Cũng giống S, trí nhớ của anh ta quá tốt. lẽ, như Borges kết luận trong truyện của mình, rằng lãng quên, chứ không phải ghi nhớ, mới bản chất làm nên con người. Để hiểu thế giới, chúng ta phải gạn lọc nó.” Borges viết, “Suy nghĩ chính lãng quên.”

Dù trí nhớ khổng lồ của S đối với những sự kiện có vẻ thật phi phàm, thì thực ra anh ta đang chỉ đang tận dụng trí nhớ không gian rất phát triển mà tất cả chúng ta đều sở hữu. Nếu bạn đến thăm London, bạn thỉnh thoảng sẽ bắt gặp trên đường những cậu thanh niên (và ít thường xuyên hơn là phụ nữ) trên những chiếc xe máy tay ga, thoắt ẩn thoắt hiện trên luồng giao thông trong khi vẫn nhìn bản đồ gắn vào tay lái. Những tay lái sốt sắng học hành này đang rèn luyện để trở thành tài xế taxi London. Trước khi được nhận chứng chỉ của sở Giao thông Công chính, các tài-xế-đang-rèn-luyện này phải mất từ hai đến bốn năm ghi nhớ các địa điểm và cấu trúc giao thông của 25.000 tuyến phố trong thành phố rộng lớn và dễ lạc này cũng như vị trí của 1.400 điểm tham quan. Cuộc tập huấn của họ kết thúc với một cuộc thi kinh hoàng tên “Hiểu biết,” trong đó họ không những phải chỉ ra con đường ngắn nhất giữa hai điểm trong khu vực đô thị, mà còn nêu tên những địa điểm đáng chú ý dọc tuyến đường đó. Cứ mười người thì chừng ba người nhận được chúng chỉ “Hiểu biết.”
Năm 2000, Eleanor Maguire, nhà khoa học thần kinh Đại học London, muốn tìm hiểu hệ quả, nếu có, của việc lái xe quanh cung thành phố London đối với bộ não các tài xế taxi. Khi đưa mười sáu tài xế vào phòng thí nghiệm kiểm tra bộ não của họ bằng máy chụp MRI (Cộng hưởng từ), phát hiện ra một khác biệt quan trọng ngạc nhiên. Hồi hải dưới bên phải, phần não bộ liên quan đến định vị không gian, lớn hơn 7 phần trăm so với người bình thường - một khác biệt nhỏ nhưng rất ý nghĩa. Maguire kết luận rằng quá trình tìm đường quanh London đã thay đổi cấu trúc vật của bộ não. Tài xế lái xe càng làm việc lâu năm trên đường, ảnh hưởng lại càng ràng hơn.

Não một quan thể biến đổi, trong những giới hạn nhất định thể tự tổ chức lại và thích nghi với những dạng mới của cảm xúc đầu vào, một hiện tượng được gọi là tính dẻo của bộ não (neuroplasticity). Từ lâu người ta đã nghĩ rằng, não người lớn không thể sản xuất tế bào mới - rằng quá trình học làm các khớp thần kinh tự tổ chức lại những mối liên kết mới giữa các tế bào thần kinh hình thành, nhưng cấu trúc giải phẫu cơ bản của bộ não vẫn ít nhiều có tính ổn định. Nghiên cứu của Maguire cho thấy quan điểm từ xưa đó không chính xác.
Sau nghiên cứu mang tính đột phá về tài xế taxi London, Maguire chuyển hướng nghiên cứu sang các vận động viên trí óc. lập nhóm cùng Elizabeth Valentine John Wilding, các tác giả của chuyên khảo học thuật Trí nhớ siêu phàm (SuperiorMemory), để nghiên cứu mười cá nhân đạt thành tích cao nhất ở Giải Vô địch Thế giới Trí nhớ. Họ muốn tìm


xem bộ não của những chuyên gia trí nhớ - giống như tài xế London - khác biệt về cấu trúc so với người thường chúng ta không hay chẳng qua họ biết cách sử dụng tốt hơn khả năng ghi nhớ tất cả chúng ta sở hữu.

Các nhà nghiên cứu cho nhóm các vận động viên trí óc nhóm đối chứng vào máy chụp MRI đề nghị họ ghi nhớ những con số ba chữ số, những chân dung đen trắng hình ảnh bông tuyết phóng to, trong suốt quá trình đó, bộ não của họ được chụp lại. Maguire và nhóm của tưởng rằng thể phát hiện ra sự khác biệt về mặt giải phẫu học trong bộ não của những nhà địch trí nhớ, bằng chứng cho thấy bộ não của họ tự tổ chức lại trong quá trình ghi nhớ nhiều thông tin như vậy. Song khi các nhà nghiên cứu xem lại những dữ liệu hình ảnh: hai nhóm không hề một khác biệt đáng kể nào về cấu trúc. Bộ não của các vận động viên trí óc dường như không khác não của nhóm đối chứng. Hơn nữa, trong từng thí nghiệm về khả năng nhận thức tổng quát, điểm số của các vận động viên trí óc nằm trong ngưỡng thông thường. Các nhà địch trí nhớ không hề thông minh hơn, và họ không bộ não đặc biệt. Khi Ed Lukas bảo tôi họ người bình thường, với khả năng trí nhớ bình thường, ấy không hoàn toàn họ khiêm tốn.

Nhưng một sự khác biệt rệt giữa bộ não của các vận động viên trí óc nhóm đối chứng: khi các nhà nghiên cứu xem xét phần nào của bộ não sáng lên khi các vận động viên trí óc ghi nhớ, họ thấy rằng chúng kích hoạt “kết cấu bảng mạch” hoàn toàn khác nhau. Theo hình ảnh MRI chức năng, các vùng của bộ não kém hoạt động nhóm đối chứng dường như lại hoạt động quá mức nhóm vận động viên trí óc.

Ngạc nhiên thay, khi vận động viên trí óc học thông tin mới, họ sử dụng nhiều vùng ở bộ não liên quan đến hai nhiệm vụ bản: trí nhớ hình ảnh định vị không gian, gồm cả vùng hồi hải mã phía sau bên phải vốn bị phình to trong bộ não của các tài xế London do tìm đường hàng ngày. Ban đầu, điều này dường như chẳng có ý nghĩa gì. Tại sao các vận động viên trí óc lại dựng lên những hình ảnh trong đầu, khi họ cố ghi nhớ những con số có ba chữ số? Tại sao họ lại định vị không gian như tài xế London khi lẽ ra họ phải nhớ những hình bông tuyết?

Maguire nhóm của đề nghị các vận động viên trí óc tả chính xác điều diễn ra trong đầu khi họ ghi nhớ. Các vận động viên trí óc thuật lại một chuỗi sự việc nghe gần như y hệt điều S kể đã xảy ra trong đầu anh ta. không phải người chứng giác quan liên đói bẩm sinh như S, nhưng các vận động viên trí óc cho biết họ chuyển đổi một cách có ý thức những thông tin cần ghi nhớ thành các hình ảnh rồi phân bổ những hình ảnh đó dọc theo một hành trình không gian quen thuộc. Không như S, họ không làm điều này một cách tự động hay nhờ tài năng bẩm sinh từ bé. Cách thức hoạt động khác thường của bộ não họ, như hình cộng hưởng từ chức năng chỉ ra, kết quả rèn luyện thực hành. Những vận động viên trí óc tự học để thể ghi nhớ được như S.
Ed anh bạn ít lời Lukas, cái dự án nghe thật “khủng” đẩy trí nhớ của họ đến mức cực hạn làm tôi thích thú. họ dường như cũng quan tâm đến tôi, một nhà báo cùng độ tuổi, người thể sẽ chia sẻ câu chuyện của họ trên một vài tạp chí họ chưa bao giờ nghe đến, vả lại biết đâu đây là bước khỏi đầu con đường làm nhân vật nổi tiếng của họ. Sau bài giảng của Ed trường trung học, anh ta mời tôi cùng anh ta Lukas đến một quán bar gần đó, nơi chúng tôi gặp một nhà làm phim nhiều khát vọng bạn cùng phòng với Ed ở trường nội trú, người này đã vác máy quay video 8-mm đi cùng họ khắp New York, ghi lại mỗi cuộc phiêu lưu kỳ khôi của cặp đôi này, cả nỗ lực của Lukas nhằm ghi nhớ một cỗ bài trong năm mươi ba giây đi thang máy lên đài quan sát trên Tòa nhà Empire State. (“Chúng tôi muốn xem liệu thang máy nhanh nhất thế giới nhanh hơn nhà địch nhớ


bài người Áo không,” Ed làm bộ nghiêm trọng. “Kết quả là không.”)

Sau vài ly, Ed say sưa kéo tôi vào sâu hơn cái thế giới mờ mịt những mật của các vận động viên trí óc. Anh ta đề nghị cho tôi xem những nghi lễ của KL7, một “hội kín của những người ghi nhớ” anh ta cùng Lukas sáng lập giải địch Kuala Lumpur năm 2003, thế thì hội này hiển nhiên không mật đến như vậy.

“KL, là Kuala Lumpur hả?” tôi hỏi.

“Không, KL Knights of Learning (Những hiệp hiểu biết), bảy bởi các thành viên ban đầu của hội gồm bảy người,” Lukas giải thích, trong khi nhấp bia miễn phí (anh ta thắng cược cô phục vụ ba cốc bia nhờ trò ghi nhớ cỗ bài). “Đây là một hội quốc tế nhằm phát triển giáo dục.”

“Làm thành viên của hội là một danh dự hết sức đặc biệt,” Ed thêm vào.

Dù tài sản của hội chỉ hơn hơn một ngàn đô la nằm trong tài khoản ngân hàng của Lukas và ngày càng còm cõi đi, Ed thừa nhận KL7 chưa bao giờ thực sự làm được nhiều, ngoại trừ đi uống với nhau một chầu vào bữa tối khi kết thúc các giải đấu. Khi tôi gặng hỏi thêm thông tin, Ed biểu diễn nghi lễ được coi trọng duy nhất trong hội.

“Cứ gọi nghi lễ ma quỷ cũng được,” anh ta nói, rồi đề nghị Jonny, nhà làm phim, đếm thời gian. “Chúng ta có đúng năm phút để uống hai ly bia, hôn ba phụ nữ, và ghi nhớ bốn mươi chín chữ số ngẫu nhiên. Tại sao lại bốn chín chữ số? bảy bình phương.”

“Tôi khá bất ngờ, hóa ra vụ này cũng khó phết,” Lukas nói. Anh ta đang mặc một bộ vét màu xám bóng, đeo cái vạt còn óng ánh hơn, không mấy khó khăn thuyết phục cô phục vụ, người anh ta vừa thắng cược, cho anh ta ba nụ hôn hờ lên má.

“Chặt chẽ ra thì thế chưa đạt chuẩn, nhưng thôi vẫn tính,” Ed tuyên bố, bia chảy thành dòng xuống cằm anh ta. Anh ta lôi trong túi ra một trang giấy in sẵn những chữ số xé nó ra thành nhiều mảnh. Ngón tay anh ta vội khua nhặt các mẩu vụn cho đến khi gom được bốn mươi chín chữ số, lúc này anh ta đứng lên lắp bắp, “Coi như xong!” rồi khập khễnh bước đến dãy bàn gần đó; anh ta cố giải thích hoàn cảnh của mình cho ba phụ nữ tóc ánh bạc, họ dường như đã quá độ tuổi để vào vui chơi quán bar ầm ĩ này. Thấy thì giờ sắp hết, họ chưa kịp đáp ứng lời khẩn cầu của Ed thì anh chàng đã nghiêng mình qua bàn và đặt môi lên những hóp đỏ ửng kia.

Ed quay lại vẻ đắc thắng, vung nắm tay lên đập tay ăn mừng với tất cả chúng tôi. Anh gọi một chầu bia nữa cho cả bàn.

Tôi không ấn tượng của mình về Ed thế nào. Anh ta, như tôi dần phát hiện ra, một nhà mỹ học, theo đúng cái nghĩa của Oscar Wilde. Hơn ai hết tôi từng gặp, hình như anh ta dự vào cuộc đời như thể đó một nghệ thuật, để thực hành một sự thảnh thơi một cách cẩn trọng, chủ ý. Cảm thức của anh ta về điều được coi xứng đáng dường như rất ít điểm chung với cảm thức truyền thống về điều hữu ích, nếu một câu châm ngôn chi phối cuộc đời anh ta, thì ấy chính lời kêu gọi tối cao nhằm làm phong phú thêm những cuộc phiêu lưu mọi điểm rẽ cuộc đời. Anh ta một người biết hưởng thụ thực sự, nhưng mặt khác anh rất khắt khe nghiêm túc khi làm luận án tiến về đề tài mối quan hệ giữa trí nhớ nhận thức, chứng tỏ anh ta chủ định hoàn thành những điều to tát. Anh ta không đẹp trai theo nghĩa truyền thống, nhưng vào đêm muộn hôm đó tôi quan sát anh ta tiếp cận một phụ nữ trên phố, hỏi xin một điếu thuốc, vài phút sau


anh ta quay lại với số điện thoại gái. Anh kể với tôi “mẹo vặt quán bar thông thường” ấy là cứ lượn lờ quanh “đối tượng”, mời nàng đưa ra một “dãy số dài tùy ý,” rồi hứa sẽ mua cho nàng một chai sâm panh nếu anh ta nhớ được chúng.

Suốt buổi tối, Ed thết tôi hết chuyện này đến chuyện khác về những cuộc phiêu lưu của anh ta những rủi ro nhớ đời. lần anh ta chân trần lao người qua của sổ một quán bar ở New Zealand để ngăn một kẻ phá rối. Rồi lần anh ta chui vào bữa tiệc của một siêu mẫu ở London (“Lần đó thì dễ hơn, tôi ngồi trên xe đẩy, tôi thể diễn trò đi xe một bánh siêu đẳng”). Lần khác anh ta xông vào một bữa tiệc tại Đại sứ quán Anh Paris (“Tôi để ý thấy ngài đại sứ theo dấu đôi giày bẩn thỉu của tôi khắp phòng.”) làm sao anh ta thể quên mười hai tiếng đồng hồ đi xin tiền mua xe bus trung tâm Los Angeles?

Lúc ấy, tôi tỏ vẻ hoài nghi về những câu chuyện huyền thoại tự thêu dệt này, nhưng đó là bởi tôi còn chưa biết Ed đủ nhiều để nhận ra ràng anh ta đã nói giảm khá nhiều. Tối hôm đó, sau vài ly nữa, tôi mới nhận ra mình đã dành phần lớn thời gian trong ngày cùng Ed và Lukas không ai gọi tên tôi lấy một lần, tôi chắc tôi đã nói khi tự giới thiệu lúc đầu. Ed nhắc đến tôi trước mặt cô phục vụ như là “anh bạn nhà báo của chúng ta,” và Lukas thì chưa hề nhắc đến tôi. Những cách thoái thác tôi quá rõ. Nhưng trước đó Ed đã dám chắc với tôi rằng anh ta thể ghi nhớ tên số điện thoại của mọi gái anh ta đã gặp. Tôi nghĩ điều đó nghe như một kỹ năng gây ấn tượng giúp người ta tiến xa trong cuộc đời. Người ta bảo Bill Clinton chưa bao giờ quên tên ai, hãy thử nhìn xem ông ấy tiến xa tới đâu. Nhưng bấy giờ tôi chợt nghĩ rằng từ “có thể” của Ed phần hơi mập mờ; cũng giống như nói “Anh ta có thể đếm ngược từ một triệu trở xuống” - à vâng, nếu anh ta thật sự muốn. Tôi đã hỏi anh ta nhớ tên tôi không.
“Tất nhiên. Là Josh.” “Họ của tôi?”
“Khỉ thật. Anh đã bảo tôi rồi à?”

“Đúng vậy, Foer. Josh Foer. Rốt cuộc thì anh cũng người thường.” “À, vâng -”
“Tôi cứ nghĩ anh có cái kỹ thuật thú vị lắm để nhớ tên mọi người.”

“Lý thuyết là vậy. Nhưng tác dụng của nó tỉ lệ nghịch với số lượng cồn tôi nốc vào.”

Rồi Ed giải thích cho tôi cách thức để một cái tên dễ nhớ hơn, anh ta đã sử dụng trong cuộc thi để ghi nhớ họ tên của những người trong chín mươi chín bức ảnh chân dung trong vòng thi tên-và-khuôn-mặt. Đó một kỹ thuật anh ta hứa hẹn tôi thể dùng để nhớ tên của mọi người các bữa tiệc hay cuộc họp. “Mẹo đây đơn giản đến mức giả dối,” anh ta nói tỉnh khô. “Đó luôn liên hệ âm tên của một người với cái đó anh thể tưởng tượng ra một cách ràng. Đó việc tạo ra một hình ảnh sinh động trong đầu giúp cột chặt hình ảnh về khuôn mặt một người với hình ảnh liên hệ đến tên người đó. Khi anh cần tìm lại nhớ tên người đó vào lúc nào đó sau này, thì hình ảnh anh tạo ra sẽ nhảy ngay vào đầu... Nên, ừm, anh bảo tên anh Josh Foer phải không nào?” Anh ta nhếch lông mày và vuốt cằm đầy kịch tính. “Vậy thì, tôi sẽ tưởng tượng anh đang bỡn cợt tôi khi chúng ta gặp nhau lần đầu, bên ngoài phòng thi đấu, đáp lại tôi sẽ tưởng tượng mình bị chia thành bốn mảnh. Four/Foer, anh hiểu chứ?[5] ít nhất đối với tôi, cái hình ảnh đó thú


vị hơn nhiều so với một cái tên trong đầu sẽ bám chặt trong đầu.” Tôi chợt nghĩ, đây là một dạng giác quan liên đới tự tạo.

Để hiểu tại sao mẹo ghi nhớ này lại có tác dụng, bạn cần biết một chút về một dạng lãng quên kỳ lạ mà các nhà tâm lý học gọi là “Nan đề Baker/baker.” Nan đề như thế này: Một nhà nghiên cứu cho hai người xem cùng một bức ảnh khuôn mặt, bảo với một trong hai người rằng người trong ảnh là thợ làm bánh, còn nói với người kia rằng người trong ảnh tên Baker[6]. Vài ngày sau, nhà nghiên cứu cho hai người đó xem cùng bức ảnh và hỏi từ kèm theo. Người được nghe về công việc của người trong ảnh nhiều khả năng nhớ đúng hơn người được nghe tên người trong ảnh. Tại sao lại như vậy? Cùng một bức ảnh. Cùng một từ. Việc ghi nhớ lại khác nhau.

Khi bạn nghe người trong ảnh thợ làm bánh, sự kiện đó được đưa vào mạng lưới các ý tưởng về công việc của người làm bánh: anh ta nướng bánh, anh ta đội trắng, khi xong việc về nhà người anh ta mùi thơm. Ngược lại, cái tên Baker chỉ bị buộc vào ức khuôn mặt một người. Mối liên hệ đó thật mỏng manh, nếu phai mờ, thì cái tên sẽ lửng lơ giữa mạng lưới ức bị mất không thể vãn hồi. (Khi một từ tưởng như mắc trên đầu lưỡi, thì thể bởi chúng ta đang tiếp cận phần duy nhất của mạng lưới thần kinh “chứa” ý tưởng đó, nhưng không phải toàn bộ.) Nhưng khi nói về nghề nghiệp người trong ảnh, có nhiều sợi dây liên kết để tìm lại ức. Thậm chí nếu bạn không nhớ rằng người đó thợ làm bánh, lẽ bạn vẫn cảm nhận hồ liên quan đến bánh mì, hoặc thấy mối liên hệ giữa khuôn mặt anh ta với cái trắng, hay lẽ bạn sẽ gợi lên trong đầu một ức về cửa hàng bánh nơi bạn sống. Bất kỳ nốt nào trong mớ lộn xộn những liên hệ đó cũng có thể giúp lần ra nghề nghiệp của người kia. quyết thành công trong phần thi khuôn-mặt- tên-người - cả nhớ tên người trong thế giới thực - chỉ đơn giản chuyển Baker thành thợ làm bánh - hay Foer thành số bốn (four). Hay Reagan thành súng bắn laze. Một mẹo đơn giản, nhưng hiệu quả cao.
Tôi đã cố dùng kỹ thuật này để nhớ tên của nhà làm phim tài liệu đã đi cùng Ed Lukas quanh thành phố suốt cuối tuần. Anh ta tự giới thiệu Jonny Lowndes. “Chúng tôi gọi cậu ta Pounds Lowndes,” Ed xen vào. “Hồi trung học, cậu ta đậm người.” vi biệt hiệu hồi nhỏ của anh trai tôi là Jonny, tôi nhắm mắt và hình dung hai người họ cùng nhau, tay vòng tay, đang ngấu nghiến một pound (khoảng nửa kg) bánh.

“Anh biết chúng tôi thể dạy anh nhiều mẹo như vậy,” Ed nói. Anh ta quay sang Lukas, sôi nổi. “Tôi đang cố hình dung xem hết tối nay mình thể giúp anh ta thắng giải địch nước Mỹ không?”

“Tôi cảm giác anh hơi coi nhẹ người Mỹ đấy nhé,” tôi nói.

“Ngược lại, chỉ là họ không tìm đúng huấn luyện viên, thôi,” anh ta nói, quay về phía tôi. “Tôi cho là anh chỉ cần tập mỗi ngày một tiếng là có thể thắng giải năm tới.” Anh ta nhìn Lukas. “Cậu có nghĩ thế không?”

Lukas gật đầu.

“Anh nói y như Buzan,” tôi nói.

“À, đúng rồi Tony Buzan khả kính,” Ed đùa cọt. “Ông ta thuyết phục anh cái thứ vớ vẩn rằng bộ não một khối bắp không?”


“Ờ, có, ông ta có nói.”

“Bất kỳ ai hiểu biết đẳng về đặc tính của bộ não của bắp đều mỉm cười trước sự so sánh đó.” Đó dấu hiệu đầu tiên cho thấy mối quan hệ không tốt đẹp của Ed với Buzan. “Này, điều anh thực sự cần nhận tôi làm huấn luyện viên cho anh, người đào tạo và quản - và, một người thầy trí óc.”

“Anh sẽ được gì từ mối quan hệ này?” tôi hỏi.

“Tôi sẽ được niềm vui,” anh ta đáp, với một nụ cười. “Vả lại, anh nhà báo, tôi sẽ không phiền nếu, trong quá trình viết về trải nghiệm này, anh tạo ấn tượng rằng tôi sẽ một con người tuyệt vời để vào vai gia sư cho tiểu thư ở Hampton với giá, ờ, cỡ một tỉ bảng một giờ.”

Tôi cười toáng lên bảo Ed rằng tôi sẽ suy nghĩ về điều đó. Tôi thực sự không hứng thú lắm chuyện dành mỗi ngày một tiếng vầy mấy quân bài, hay ghi nhớ những trang giấy đầy những chữ số, hay làm bất cứ trò thể dục trí óc nào dường như liên quan đến việc trở thành một “vận động viên trí óc.” Tôi luôn chiều theo những thói lập dị của mình - tôi là đội trưởng đội thi đố (quiz bowl) hồi trung học, lâu nay vẫn đeo một chiếc đồng chức năng máy tính - nhưng vụ này phần thái quá, thậm chí với tôi. Nhưng tôi cũng mò muốn tìm hiểu xem đâu giới hạn trí nhớ của mình, khá bị Ed kích thích, nên cũng muốn cân nhắc vụ tập luyện này. Tất cả vận động viên trí óc tôi đã gặp đều khăng khăng rằng bất kỳ ai cũng thể cải thiện trí nhớ của mình - rằng sức mạnh chưa dùng tới của S có trong tất cả chúng ta. Tôi quyết định sẽ thử tìm xem điều đó thực không. Đêm hôm đó, khi về đến nhà, trong hòm thư của tôi một e-mail của Ed đang chờ: “Thế nào rồi, tôi có thể làm huấn luyện viên cho anh không?”
Share:

a1c4b3.blogspot.com

Tìm kiếm Blog này

lifecycle hook angular

Labels